Buổi Thảo Luận về #StopAsianHate của AARP: Bảo Vệ Những Người Lớn Tuổi Trong Cộng Đồng AAPI Của Chúng Ta Bằng Các Dữ Liệu

Những nhà nghiên cứu từ các tổ chức NAPAWF, Stop AAPI Hate và UCSF đưa ra các phát hiện khảo sát quan trọng và các dữ liệu tách biệt để nâng cao nhận thức đến các vấn đề cực kì quan trọng cho những người AAPI trên 50 tuổi (AAPIs 50-Plus) 

Vào ngày 25 tháng Tám, AARP đã tổ chức một buổi thảo luận trực tuyến mang tên – “Cuộc Thảo Luận về #StopAsianHate của AARP: Bảo Vệ Những Người Lớn Tuổi Trong Cộng Đồng AAPI Của Chúng Ta Bằng Các Dữ Liệu” – để giải quyết các sự thù hận đối với người Á Châu từ góc nhìn về dữ liệu. Sự kiện này có bao gồm một bài thuyết trình từ các chuyên gia nghiên cứu về các phát hiện khảo sát mới nhất có liên quan đến cộng đồng AAPIs 50-Plus, theo sau đó là một buổi thảo luận về các chủ đề như sự ảnh hưởng về tinh thần và sức khỏe của dịch COVID-19 trên những người AAPIs lớn tuổi, việc tư khai báo các sự việc thù hận đới với người AAPI, và tác động của các sự việc thù hận đối với những người phụ nữ AAPI trên 50 tuổi. 

Các khách mời trong buổi thảo luận bao gồm: bà Drishti Pillai, Quản Lý Nghiên Cứu, Diễn đàn Quốc gia của Phụ nữ Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương (National Asian Pacific American Women’s Forum (NAPAWF)); ông Russell Jeung, Nhà Đồng Sáng Lập, tổ chức Stop AAPI Hate; và bà Van Ta Park, Giáo sư, Khoa Hệ thống Sức Khỏe Cộng Đồng của trường UCSF (UCSF Department of Community Health Systems). Buổi thảo luận được điều tiết bởi bà Daphne Kwok, Phó Giám Đốc về Sự Đa Dạng Hóa, Công Bằng và Bao Gồm, Các Chiến Lực cho cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương của tỗ chức AARP (AARP Vice President of Diversity, Equity and Inclusion, Asian American and Pacific Islander Audience Strategy).

Debra Whitman, Phó Tổng Giám Đốc và Giám đốc về Chính Sách Công của AARP (AARP Executive Vice President and Chief Public Policy Officer), là người đưa ra các phát biểu chào mừng và chia sẻ tầm quan trọng của các dữ liệu tách biệt đối với cộng đồng AAPI. Bà Whitman giám sát tổ chức AARP Research. Tổ chức này đang giải quyết hai trong số các vấn đề chính xung quanh việc nghiên cứu về cộng đồng AAPI: việc thiếu các nghiên cứu về cộng đồng AAPI và các thách thức xung quanh các phương pháp nghiên cứu.

“Các dữ liệu là một công cụ mạnh mẽ để kể những câu chuyện có tác động. Tuy nhiên, việc thường xuyên thiếu các dữ liệu về các cộng đồng AAPI ngăn cản chúng tôi kể một câu chuyện toàn diện,” bà Whitman nói. “Các dữ liệu tách biệt là cực kì quan trọng vì nó cung cấp cho chúng tôi thông tin chi tiết vượt ra ngoài dân số chung và giúp chúng tôi hiểu điều gì đang thực sự xảy ra trong mọi cộng đồng. Tổ chức AARP đã và đang cam kết để bao gồm nhiều dữ liệu hơn về các cộng đồng AAPIs trong các cuộc nghiên cứu của chúng tôi.”

Bảng Khảo Sát COMPASS

Buổi thảo luận bắt đầu với Bác sĩ Van Ta Park. Bà đã trình bày các phát hiện quan trọng từ bảng khảo sát trực tuyến toàn quốc COMPASS. Đây là chữ viết tắc của cụm từ “Cuộc Nghiên Cứu Bảng Khảo Sát về Các Ảnh Hưởng của COVID-19 trên Tinh Thần và Sức Khỏe của Cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương.” (“COVID-19 Effects on the Mental and Physical Health of Asian Americans & Pacific Islanders Survey Study.”)

Dựa trên kết quả của bảng khảo sát COMPASS, trong đó gần một nửa số người tham gia làm khảo sát (47.1%) là từ 50 tuổi trở lên, bác sĩ Park đã nhấn mạnh các phát hiện đáng báo động xung quanh những sự kỳ thị và thiên vị chủng tộc có liên quan đến dịch COVID-19. Chẳng hạn như:

  • Trong các phát hiện về sự kỳ thị: 3 phần 5 (60%) trong số tất cả những người tham gia khảo sát đã chia sẻ rằng họ bị kỳ thị trong vòng 6 tháng vừa qua, cũng trùng thời điểm của đại dịch này. Bên cạnh đó, khi được hỏi về việc đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cuộc sống của họ như thế nào, 41% số người (34.1% số người AAPIs lớn tuổi) cho biết rằng họ gặp phải sự phân biệt chủng tộc ngày càng nhiều hơn (ở mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng).
  • Trong các phát hiện về việc thiên vị chủng tộc có liên quan đến dịch COVID-19: 59% số người trả lời (44.7% trong số đó là từ 50 tuổi trở lên) tin rằng đất nước đã trở nên nguy hiểm hơn cho nhóm sắc dân của họ.

Bác sĩ Park đã nêu rõ rằng các sự kỳ thị có liên quan đến các hành vi và sự ngược đãi, trong khi thiên vị về chủng tộc có liên quan đến niềm tin và các sự đánh giá dưới hình thức hoặc có liên quan đến các định kiến.

Bảng Khảo Sát Toàn Quốc Stop AAPI Hate

Ông Russell Jeung, bắt đầu buổi thuyết trình của mình bằng việc chia sẻ một mẫu câu chuyện của những người lớn tuổi người Mỹ gốc Á trên 65 tuổi đã lên mạng vào năm ngoái và báo cáo trải nghiệm của họ với nạn phân biệt chủng tộc. Ông Jeung muốn khuyến khích những người tham dự đặt mình vào vị trí của những người đã báo cáo vì “Họ [những người AAPI lớn tuổi] nhận ra sự ngược đãi khi việc đó xảy ra đối với họ và họ muốn nó chấm dứt … họ muốn phát triển tiếng nói chung.”

Với ông Jeung, cái điều “đáng lo ngại nhất” từ kết quả của bảng khảo sát toàn quốc Stop AAPI Hate là các nhóm dân số dễ bị tổn thương có nhiều khả năng bị tấn công hơn. Các nhóm dân số dễ bị tổn thương này bao gồm:

  • 9.9% số người dưới 19 tuổi
  • 7% số người trên 60 tuổi
  • Những người lớn tuổi phải đối mặt với tỷ lệ bị tấn công thân thể cao gấp đôi (so với phần còn lại của dân số người Mỹ gốc Á)
  • Phụ nữ bị tấn công thường xuyên gấp đôi nam giới

Ngoài ra, số lượng các báo cáo về người AAPI cao tuổi trong bảng khảo sát toàn quốc Stop AAPI Hate là đáng kể. Theo lời của ông Jeung, “Trên toàn quốc, 10% dân số người Mỹ gốc Á là người cao tuổi. Nhưng bởi vì người cao tuổi châu Á có xu hướng báo cáo thấp hơn, việc chúng tôi nhận được 7% báo cáo cho thấy rằng có thể có sự nhắm mục tiêu không tương xứng đối với những người lớn tuổi trong cộng đồng của chúng ta. “

“Cho nên, sau đây là một sự thật đáng sợ mà tôi đã rút trích ra được,” ông Jeung nói. “Cộng đồng người Mỹ gốc Á đang rất lo lắng, ngày càng hồi hộp và ngày càng sợ hãi những người Mỹ và sự thù hận của họ hơn là họ sợ đại dịch mà đã làm cho hơn 600,000 người tử vong. Ban đầu, họ thực ra là lo lắng về đại dịch. Nhưng bây giờ, họ lo sợ về bạo lực hơn. Quý vị có thể đi tiêm chủng vắc-xin để bảo vệ bản thân khỏi đại dịch, khỏi COVID-19, nhưng việc đeo khẩu trang sẽ không thể bảo vệ quý vị khỏi nạn phân biệt chủng tộc. “

Diễn đàn Quốc gia của Phụ nữ Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương (NAPAWF) Công Bố Tóm Tắt về Phụ Nữ Trên 50 Tuổi

Bà Drishti Pillai đã chia sẻ các kết quả từ một cuộc nghiên cứu lớn, Các Ưu Tiên về Bầu Cử và Chính Sách của Phụ Nữ Người Mỹ Gốc Á và Gốc Đảo Thái Bình Dương Trên 50 Tuổi (được thực hiện bởi công ty The Harris Poll thay mặt cho tổ chức NAPAWF). Cuộc nghiên cứu này xem xét các thói quen bỏ phiếu, các ưu tiên về chính sách, trải nghiệm với sự thù hận người Á Châu và sự phân biệt chủng tộc và tác động tổng thể của COVID-19 đối với người phụ nữ AAPI trên 50 tuổi.

Được hỗ trợ bởi AARP, cuộc nghiên cứu sâu rộng này là một bảng khảo sát lớn nhất chưa từng có về người phụ nữ AAPI trên 50 tuổi. Cuộc nghiên cứu cho thấy 70% số người tham gia đã bị ảnh hưởng bởi các sự thù hận và phân biệt chủng tộc đối với người Á châu, bên cạnh những hiểu biết khác về các ưu tiên và quan điểm của một nhóm dân số đang phát triển.  

“Chúng ta là một khối bầu cử mạnh mẽ trong chính trường của Hoa Kỳ mà chưa phát huy hết tiềm năng của mình,” bà Pillai nói. “Và trái với những sự khác biệt về thế hệ mà được áp đặt, những người phụ nữ AAPI lớn tuổi cũng suy nghĩ cải tiến như những người trẻ hơn khi quý vị xem xét các hình thức bỏ phiếu và niềm tin của họ về các vấn đề chính như chấm dứt phân biệt chủng tộc và cải cách nhập cư.”

“Để đáp ứng các nhu cầu độc đáo của cộng đồng AAPI trên 50 tuổi, các tổ chức bắt buộc phải làm việc cùng nhau để tạo ra một bức tranh chân thực hơn về nhóm dân số ngày càng có ảnh hưởng này,” bà Daphne Kwok nói. “Là một phần trong cam kết của chúng tôi trong việc xây dựng các cộng đồng hòa nhập hơn, AARP tự hào tổ chức buổi thảo luận này và mang đến tầm nhìn cho các tổ chức như NAPAWF, Stop AAPI Hate và UCSF trong nỗ lực của họ nhằm khuếch đại trải nghiệm của những người AAPI trên 50 tuổi trong cộng đồng của chúng ta và giúp thúc đẩy những sự thay đổi mang tính hệ thống.”

Buổi thảo luận #StopAsianHate của AARP là một phần trong cam kết của AARP để hoàn thành lời hứa của Hiệp hội Liên Minh Các Nhà Quảng Cáo Toàn Quốc về Việc Tiếp Thị Đa Văn Hóa Toàn Diện để thể hiện lập trường chống lại sự thù hận và bạo lực nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương. Để xem buổi thảo luận đầu tiên về chủ đề “Bênh Vực Cho Những Người Lớn Tuổi của Chúng Ta” hoặc xem lại buổi thảo luận này về chủ đề “Bảo Vệ Những Người Lớn Tuổi Trong Cộng Đồng AAPI Của Chúng Ta Bằng Các Dữ Liệu”, xin vui lòng ghé vào trang Facebook AARP AAPI Community (@AARPAAPI).

Translate »